Da là gì ?
Da là một loại vật liệu bền và linh hoạt tạo ra bởi thuộc da động, thường là gia súc. Nó có thể được sản xuất ở quy mô sản xuất khác nhau, từ ngành công nghiệp tiểu thủ công đến công nghiệp nặng.
Người ta sử dụng da để làm hàng hoá khác nhau – bao gồm quần áo (ví dụ như giày dép, mũ, áo jacket, váy, quần tây, và thắt lưng), đóng sách , giấy dán tường da , và làm đồ đạc bằng đồ gỗ. Nó được sản xuất trong một loạt các loại và phong cách, trang trí bằng một loạt các kỹ thuật khác nhau.
Kỹ thuật thuộc da bằng Crôm
Được phát minh vào năm 1858, kỹ thuật thuộc da này tạo nên bước đột phát trong kỹ thuật chế biến da.
Từ đây con người tạo ra được loại da mềm hơn, dẻo dai hơn trong khi giữ được màu sắc của da. Đồng thời thời gian thuộc da cũng được rút ngắn hàng trăm lần chỉ còn kéo dài khoảng 1 ngày.
Trước khi có kỹ thuật thuộc da sử dụng Crôm, con người đã từng sử dụng rất nhiều phương pháp thuộc da khác nhau như sử dụng mỡ động vật, dùng cây cỏ, dùng óc động vật . . . và nhiều phương pháp khác nhưng chỉ khi phát mình mới ra đời mới thực sự là một bước đột phát trong kỹ thuật thuộc da.
Phân loại da
Da được phân loại theo nguyên tắc phân lớp da. Về cơ bản da được chia làm 4 loại.
-
Full-grain:
Đây là loại da nằm ở lớp bề mặt ngoài cùng của da, hoàn toàn chưa bị chà nhám, đánh bóng để loại bỏ những điểm không hoàn hảo trên bề mặt da. Ở lớp da này, các hạt tế bào da là nhỏ và mịn nhất, có những tính chất cơ lý hoàn hảo nhất, độ bền cao nhất, giữ ẩm, giữ màu tốt nhất.
Full -grain là loại da cao cấp, và đắt tiền nhất. Loại da này càng sử dụng lâu thì càng bóng đẹp.
Vì là loại da nguyên bản, không mài, đánh bóng bề mặt nên để tìm được một tấm da có bề mặt đẹp tự nhiên ưng ý là rất khó. Chính vì thế mà loại da này rất đắt đỏ. Loại thứ 2 dưới đây mới là loại được sử dụng nhiều hơn.
2. Top-grain
Đây là lớp da thứ 2 phía ngay bên dưới lớp Full-grain. Có thể nói nó là full-grain đã được gia công thêm bề mặt như mài, đánh bóng để loại bỏ các khuyết tật của lớp da tự nhiên ngoài cùng và cuối cùng là có thể được phủ thêm một lớp sơn hoàn thiện để tạo ra bề mặt đồng nhất và không tì vết.
Lớp da này có đặc tính cơ lý loại Tốt, độ bền cao, tính thẩm mỹ cao. Là loại da được sử dụng chủ yếu làm ra các sản phẩm thời trang cao cấp và trung cấp của nhiều thương hiệu kể cả các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới.
3. Corrected-grain
Đây là loại da chất lượng thấp, thường thì chúng vẫn có code bên trong là da thật nhưng bên ngoài đều được sơn những lớp sơn giả da để tạo bề mặt đẹp.
Loại da này có đặc điểm cơ lý kém. độ bền kém. Thích hợp để chế tác các sản phẩm giá rẻ.
4. Split leather
Đây gần như là lớp cuối cùng của da, các hạt, sợi da thường rất thô nên đặc tính cơ lý kém, dễ khô, gẫy, độ bền kém. Lớp da này sẽ được dập phủ lên bề mặt gần như 1 lớp da nhân tạo mới để tạo bề mặt cho da.
– Sưu tầm và trích nguồn https://en.wikipedia.org/wiki/Leather –